Sign In

Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 và tháng hành động hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024

Chọn cỡ chữ A a  

Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia đã quyết định ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ủy ban Quốc gia Chuyển đổi số đã định hướng chuyển đổi số cho năm 2024 là: “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã đi qua 4 năm, bước sang năm thứ năm. Năm thứ nhất 2020 là năm Khởi động chuyển đổi số. Năm thứ hai 2021 là năm Tổng diễn tập chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc để phòng chống Covid-19. Năm thứ ba 2022 là năm Tổng tiến công với việc phát triển các nền tảng số dùng chung quốc gia. Năm thứ tư 2023 là năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới. Năm 2024, đã đến lúc và đã đủ điều kiện để chuyển đổi số quốc gia phải gắn với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội.

Như thường niên, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng để đưa đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết:“Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất”, và “Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới”.

Tháng hành động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2024

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tập trung vào thúc đẩy, sáng tạo, phát triển các ứng dụng số để phát triển kinh tế số; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo hướng hiệu quả, thiết thực, đóng góp tích cực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với các mục tiêu chuyển đổi số quan trọng góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ bao gồm:

(1) Thúc đẩy phát triển 48.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương;

(2) 60% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ứng dụng các nền tảng số trong quản trị, sản xuất để thay đổi quy trình sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, giảm phát thải;

(3) 40% người dân trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến;

(4) Hoàn thành triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, cụ thể: 25 dịch vụ công theo Đề án 06/CP (Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022) và 28 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ;

(5) 84% người sử dụng Internet; 100% các thôn, bản đang lõm sóng và đã có điện lưới quốc gia được phủ sóng băng rộng di động.

Ý kiến

Luật Địa chất và Khoáng sản thay đổi tư duy quản trị tài nguyên

Luật Địa chất và Khoáng sản thay đổi tư duy quản trị tài nguyên

Từ ngày 1/7, Luật Địa chất và Khoáng sản có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt trong điều tra, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản.

TÀI NGUYÊN BAUXIT TÂY NGUYÊN –VẤN ĐỀ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trên địa bàn Tây Nguyên hội tụ đầy đủ các yếu tố chi phối sự hình thành vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm, bao gồm loại đá gốc basalt, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, địa mạo, mực nước ngầm, lớp phủ thực vật, thời gian phong hoá,... dẫn đến sự thành tạo vỏ phong hóa laterit chứa quặng bauxit. Với trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 5,2 tỷ tấn là khối tài nguyên quan trọng để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bauxit - nhôm tầm cỡ thế giới. Ở Tây Nguyên hiện có 02 tổ hợp khai thác bauxit và sản xuất alumina tại Tân Rai và Nhân Cơ; có 01 nhà máy điện phân nhôm sắp vận hành. Năm 2013 alumina đã được xuất khẩu, đem lại lợi ích kinh tế, nhưng cũng gây ra tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội của vùng đất Tây Nguyên, nơi biên cương của đất nước và là vùng đất đa sắc tộc. Phương pháp đánh giá rủi ro và phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng là công cụ chủ đạo để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của 02 tổ hợp này. Kết quả đánh giá cho thấy trong 30 năm hoạt động, tổ hợp Tân Rai không đem lại hiệu quả kinh tế môi trường; tổ hợp Nhân Cơ đem lại hiệu quả; nhà máy điện phân nhôm đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Khi Việt Nam đang còn thiếu điện, nhu cầu nhôm chưa nhiều, chỉ nên phát triển ngành công nghiệp theo chuỗi sản phẩm bauxit - alumina - nhôm ở mức độ vừa với vị trí tại Khu công nghiệp Nhân Cơ tỉnh Đắk Nông.
Đấu giá thành công quyền khai thác khoáng sản mỏ cát thạch anh ở Huế

Đấu giá thành công quyền khai thác khoáng sản mỏ cát thạch anh ở Huế

Công ty TNHH An Viên (Vĩnh Phúc) đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát thạch anh phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, thành phố Huế, với giá 200,7 tỷ đồng.